[Chi Tiết] Công Thức Tính Diện Tích Hình Bình Hành Lớp 4 Đầy Đủ!

Hình bình hành là một trong những loại hình học được các em tiếp cận ở giai đoạn lớp 4. Cũng như bất cứ loại hình học nào cũng vậy, các em điều phải tìm hiểu về công thức tính diện tích hình bình hành lớp 4. Bên cạnh đó, những thắc mắc về tính diện tích hình bình hành khi biết 2 đường chéo hay độ dài cạnh,… cũng sẽ được gia sư Thành Tâm giải đáp qua bài viết dưới đây.

Đây là những kiến thức cũng như kinh nghiệm mà đội ngũ gia sư tiểu học tại Thành Tâm tìm hiểu và tích lũy được. Chắc chắn khi các em nắm chắc được những kiến thức này, việc học toán hình lớp 4 cũng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Định nghĩa về hình bình hành lớp 4

Theo nội dung của sách giáo khoa toán lớp 4, định nghĩa về hình bình hành như sau:

Hình bình hành là hình có hai cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.

Hiểu một cách đơn giản như sau: Xét hình bình hành ABCD có:

  • AB đối diện với CD, AB song song với CD
  • AD đối diện với BC, AD song song với BC
  • AB=CD và AD=BC

Hình vuông, hình chữ nhật cũng được gọi là hình bình hình (hình bình hành dạng đặc biệt).

Định nghĩa hình bình hành
Định nghĩa hình bình hành

Các yếu tố cần biết về hình bình hành

Để hiểu được ý nghĩa của công thức tính chu vi hay diện tích của bất kì loại hình học nào cũng vậy, các bạn cần phải biết được các yếu tố về cạnh, góc, đường chéo,… của hình.

Các yếu tố và tính chất của hình bình hành cụ thể:

  • Hai góc đối diện bằng nhau.
  • Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
  • Các cặp cạnh đối song song và bằng nhau.

Công thức tính diện tích hình bình hành lớp 4

  • Định nghĩa: Muốn tính diện tích hình bình hành ta lấy độ dài của một cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị đo độ dài).
  • Kí hiệu diện tích hình bình hành: S
  • Đơn vị: mét vuông, centimet vuông,… phụ thuộc vào đơn vị của cạnh là met hay centimet,…
  • Công thức tính diện tích:

S = a×h

(Trong đó: a là cạnh đáy, h là chiều cao của hình bình hành)

Công thức tính diện tích hình bình hành
Công thức tính diện tích hình bình hành

Công thức tính chu vi hình bình hành lớp 4

  • Muốn tính chu vi hình bình hành ta lấy tổng hai cạnh kề bất kì nhân với 2 (cùng đơn vị độ dài).
  • Kí hiệu chu vi hình bình hành: P
  • Đơn vị: mét, centimet, milimet,… phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài của các cạnh.
  • Công thức:

P = (a+b)×2

(trong đó: a, b là độ dài của hai cạnh kề)

Ví dụ một cách dễ hiểu như sau:

Cho hình bình hành ABCD có AB= 10cm, AD= 4cm thì chu vi của hình bình hành P = (10+4)×2 = 28 (cm).

Công thức tính chu vi hình bình hành lớp 4
Công thức tính chu vi hình bình hành lớp 4

Cách tính diện tích hình bình hành khi biết 2 đường chéo

Tính diện tích hình bình hành khi biết 2 đường chéo trở thành dạng bài tập khá phổ biến và quen thuộc với các bạn học lớp 4, lớp 5. Có thể nói rằng, đây chính là một trong dạng toán vận dụng cao của phần hình bình hành.

Thông thường nếu đề bài chỉ cho một dữ kiện về độ dài của hai đường chéo không thôi thì chắc chắc chúng ta không giải được. Vì thế, đề sẽ thường cho yếu tố góc giữa hai đường chéo đi kèm. Cụ thể như sau:

Cho hình bình hành ABCD có AC và BD là hai đường chéo, giao điểm của hai đường chéo là O và số đo góc AOB tạo bởi hai đường chéo. Diện tích hình bình hành khi biết độ dài hai đường chéo được tính như sau:

S = 1/2.AC.BD.Sin(AOB) = 1/2.AC.BD.Sin(AOD)

Công thức tổng quát tính diện tích hình bình hành khi biết hai đường chéo là: S = 1/2.c.d.sinα

Với:

  • c, d lần lượt là độ dài của hai đường chéo hình bình hành (cùng đơn vị đo)
  • α là góc tạo bởi hai đường chéo.
Cách tính diện tích hình bình hành khi biết 2 đường chéo
Cách tính diện tích hình bình hành khi biết 2 đường chéo

Các bài tập công thức tính diện tích hình bình hành lớp 4

Đội ngũ gia sư lớp 4 của Thành Tâm gửi đến các bạn một số bài tập mẫu về phần công thức tính chu vi, diện tích hình bình hành lớp 4

Bài 1: Cho hình bình hành ABCD có chiều cao hạ xuống cạnh CD là 5cm, cạnh CD dài 15cm. Hãy tính diện tích hình bình hành ABCD.

Bài 2: Một mảnh đất hình bình hành có cạnh đáy là 47m. Người ta mở rộng miếng đất bằng cách tăng các cạnh đáy của hình bình hành lên 10m nữa thì diện tích của mảnh đất hình bình hành mới có diện tích hơn diện tích mảnh đất ban đầu là 100m. Diện tích mảnh đất ban đầu là bao nhiêu?

Bài 3: Cho mảnh đất hình bình hành có chu vi là 246cm, độ dài cạnh đáy gấp 4 lần cạnh kia, gấp 2 lần chiều cao. Hỏi diện tích hình bình hình đó là bao nhiêu?

Bài 4: Một hình bình hành có cạnh đáy là 89cm. Người ta thu hẹp hình bình hành đó bằng cách giảm các cạnh đáy của hình bình hành đi 19cm được hình bình hành mới có diện tích nhỏ hơn diện tích hình ban đầu là 665cm². Hỏi diện tích hình bình hành ban đầu là bao nhiêu?

Gia sư Thành Tâm hi vọng qua bài viết này, các bạn có thể biết thêm được các công thức về chu vi hình bình hành lớp 4, cách tính diện tích hình bình hành khi biết 2 đường chéo.

Học Toán là cả một quá trình, vì vậy, để nhớ được công thức toán học thì bắt buộc các bạn phải làm bài tập thật nhiều. Chúc các em luôn học tốt!

TRUNG TÂM GIA SƯ THÀNH TÂM – NƠI CUNG CẤP GIA SƯ CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU TẠI HCM

Văn phòng đại diện: 35/52 Đường 44, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức.

HOTLINE: 0374771705 (Cô Tâm) 

Có thể quan tâm:

>>>  Công thức chu vi đường tròn và cách tính diện tích đường tròn

>>> [Đầy Đủ] Công thức tính chu vi, diện tích hình chữ nhật lớp 3 (hướng dẫn)

>>> “Bóc Tách”: Hình thang cân là gì? Tính chất và Cách chứng minh

Nhấn vào đây để đánh giá bài này !
[Toàn bộ: 2 Trung bình: 5]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *