[File] Tóm tắt tổng hợp Các Công Thức Vật Lý lớp 9 Đầy Đủ nhất

Khi đang đọc bài viết này, chắc chắn các bạn đang đi tìm bảng tổng hợp công thức vật lý lớp 9 đầy đủ nhất. Để học tốt môn lý lớp 9, điều quan trọng đầu tiên là các bạn phải nắm và học thuộc hệ thống các công thức này. Hiểu được điều này, gia sư Thành Tâm xin gửi đến bảng công thức lý lớp 9 học kì 1 và học kì 2 một cách chi tiết nhất. Hãy cùng đọc và theo dõi nhé !

Tóm tắt công thức vật lý lớp 9
Tóm tắt công thức vật lý lớp 9

Chương 1: Điện học – Tổng hợp công thức Vật Lý lớp 9

  • Định luật Ôm:

Công thức: I = U / R

Trong đó:

I: Cường độ dòng điện (A)

U: Hiệu điện thế (V)

R: Điện trở (Ω)

Ta có: 1A = 1000mA và 1mA = 10^-3 A

  • Điện trở dây dẫn:

Công thức: R = U / I

Đơn vị: Ω. 1MΩ = 103 kΩ = 106 Ω

–  Điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở hợp thành: Rtd = R1 + R2 +…+ Rn

– Nghịch đảo điện trở tương đương của đoạn mạch song song được tính bằng cách lấy tổng các nghịch đảo điện trở các đoạn mạch rẽ: 1/Rtd = 1/R1 + 1/R2 +…+ 1/Rn

  • Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc nối tiếp: I = I1 = I2 =…= In
  • Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch mắc song song bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ: I = I1 + I2 +…+ In

– Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở thành phần: U = U1 + U2 +…+ Un

– Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch song song bằng hiệu điện thế hai đầu mỗi đoạn mạch rẽ: U = U1 = U2 =…= Un

  • Công thức tính điện trở thuần của dây dẫn R = ρ.l/s

Trong đó:

 l: Chiều dài dây (m)

S: Tiết diện của dây (m²)

ρ: Điện trở suất (Ωm)

R: Điện trở (Ω)

  • Công suất điện

Công thức: P = U.I = = I²R = U² / R = A/t

Trong đó:

P: Công suất (W)

U: Hiệu điện thế (V)

I: Cường độ dòng điện (A)

Công thức vật lý chương điện học
Công thức vật lý chương điện học
  • Công của dòng điện:

Công thức: A = P.t = U.I.t

Trong đó:

A: Công của lực điện (J)

P: Công suất điện (W)

t: Thời gian (s)

U: Hiệu điện thế (V)

I: Cường độ dòng điện (A)

  • Hiệu suất sử dụng điện – Tổng hợp công thức Vật Lý lớp 9

Công thức: H = A1 / A × 100%

Trong đó:

A1: Năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng.

A: Điện năng tiêu thụ.

  • Định luật Jun – Lenxơ:

Công thức: Q = I².R.t

Trong đó:

Q: Nhiệt lượng tỏa ra (J)

I: Cường độ dòng điện (A)

R: Điện trở ( Ω )

t: Thời gian (s)

  • Công thức tính nhiệt lượng: Q = m.C.Δt

Trong đó:

m: Khối lượng (kg)

C: Nhiệt dung riêng (J/kg.K)

Δt: Độ chênh lệch nhiệt độ

Công thức phần nhiệt lượng
Công thức phần nhiệt lượng

Ví dụ 1: 

Tính nhiệt lượng cần cung cấp để đun 5 kg nước thay đổi nhiệt độ 15 độ C đến 100 độ C với cái thùng sắt khối lượng 1,5 kg. Biết nhiệt dung riêng nước là 4200 J/kg.K, nhiệt dung riêng của sắt là 460 J/kg.K.

Giải: Q = (m1c1 + m2c2)(t2 – t1) = 1843650 J. 

Ví dụ 2: 

Một khu dân cư sử dụng công suất điện trung bình là 4,95 kW với hiệu điện thế 220V. Dây tải điện từ trạm cung cấp tới khu dân cư này có điện trở tổng cộng là 0,4Ω.

a/ Tính hiệu điện thế giữa hai đầu đường dây tại trạm cung cấp điện.

b/ Tính tiền điện mà khu này phải trả trong một tháng (30 ngày), biết rằng thời gian dùng điện trong một ngày trung bình là 6 giờ và giá điện 700 đồng mỗi kW.h.

c/ Tính điện năng hao phí trên đây tải điện trong một tháng.

Tóm tắt:

P = 4,95kW = 4950W; U = 220V; Rdây tải = Rd = 0,4Ω

a) U = ?

b) t0 = 6h; t = 6.30 = 180h; 700 đồng/1kW.h; T = ? đồng

c) Ahao phí = Ahp = ?

Lời giải:

a)

  • Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn là: I = P/U = 4950/220 = 22,5 A

(U là hiệu điện thế ở khu dân cư)

  • Hiệu điện thế đặt vào hai đầu đường dây tại trạm cung cấp điện là:

UAB = U + ΔU = U + I.Rd = 220 + 22,5.0,4 = 229 (V)

(ΔU là phần hiệu điện thế bị hao hụt do dây truyền tải có điện trở Rd)

b)

  • Lượng điện năng tiêu thụ trong một tháng là:

A = P.t = 4,95kW.180h = 891 kW.h

  • Tiền điện phải trả trong một tháng là:

T = A.700 = 891.700 = 623700 đồng

c)

  • Lượng điện năng hao phí trên đường dây tải trong một tháng là:

Ahp = Php.t = I2.Rd.t = (22,5)2.0,4.180h = 36450W.h = 36,45 kW.h

Chương 2: Điện từ

  • Công suất hao phí do tỏa nhiệt trên đường dây dẫn:

Công thức: Php = P².R / U²

Trong đó:

P: Công suất (W)

U: Hiệu điện thế (V)

R: Điện trở (Ω)

Chương 3: Quang học – Tổng hợp công thức Vật Lý lớp 9

  • Công thức của thấu kính hội tụ

– Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’

– Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d+ 1/d’

Trong đó:

d: Khoảng cách từ vật đến thấu kính

d’: Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

f : Tiêu cự của thấu kính

h:  Chiều cao của vật

h’ – Chiều cao của ảnh

  • Công thức của thấu kính phân kỳ

– Tỉ lệ chiều cao vật và ảnh: h/h’= d/d’

– Quan hệ giữa d, d’ và f: 1/f= 1/d – 1/d’

Trong đó:

d: Khoảng cách từ vật đến thấu kính

d’: Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính

f: Tiêu cự của thấu kính

h: Chiều cao của vật

h’: Chiều cao của ảnh

  • Sự tạo ảnh trên phim

Công thức: h/h’= d/d’

Trong đó:

d – Khoảng cách từ vật đến vật kính

d’ – Khoảng cách từ phim đến vật kính.

h – Chiều cao của vật.

h’ – Chiều cao của ảnh trên phim

Công thức phần quang học
Công thức phần quang học

Gia sư lý lớp 9 tại Thành Tâm hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ biết được những công thức một cách đầy đủ và khoa học nhất. Công thức tương đối nhiều và khó nhớ, do vậy các bạn hãy cố gắng làm bài tập để ghi nhớ dễ hơn và lâu hơn.

Nếu các bạn đang bị mất gốc lý lớp 9 hay quý PHHS không yên tâm về kết quả học lý của các con thì việc tìm gia sư dạy lý dạy kèm tại nhà là rất cần thiết. Học tập là cả một quá trình cố gắng và rèn luyện, hãy tự tin chinh phục những kiến thức mới nhé !

TRUNG TÂM GIA SƯ THÀNH TÂM – Trung tâm uy tín hàng đầu ở TPHCM

Văn phòng đại diện: 35/52 Đường 44, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức

HOTLINE: 0374771705 (Cô Tâm)

Nhấn vào đây để đánh giá bài này !
[Toàn bộ: 3 Trung bình: 5]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *