Mol là gì? Bài Tập & Công Thức Tính Số Mol (Có Hướng Dẫn)

Hóa học đôi khi cũng “máy móc” các bạn nhỉ! Nó “máy móc” từ kí hiệu hóa học, phản ứng đến cả các công thức… Ừ thì cũng đúng thôi, vì nó là bộ môn khoa học tự nhiên, đòi hỏi sự chính xác đến từng chi tiết vậy mà. Đôi khi chỉ cần sai một “tý” số mol thì cũng có “chuyện” xảy ra rồi. Vậy Mol là gì? Tại sao số Mol lại quan trọng trong phản ứng hóa học đến thế? Công thức tính số mol chi tiết và dễ hiểu nhất là gì?

Đừng quá lo lắng! câu trả lời sẽ được gia sư Thành Tâm giải đáp qua bài viết dưới đây. Hãy cùng đọc và tham khảo thôi nào!

Mol là gì? Bài Tập & Công Thức Tính Số Mol (Có Hướng Dẫn)
Mol là gì? Bài Tập & Công Thức Tính Số Mol (Có Hướng Dẫn)

Mol là gì?

Mol hay còn gọi là Mole (kí hiệu là Mol) là lượng chất có chứa 6.10^23 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.

Số 6.10^23 gọi là số Avogadro, kí hiệu là N.

Ví dụ:

  • 2 mol nguyên tử Fe → Có chứa 2.6.10^23 = 12..10^23 nguyên tử Fe
  • 1 mol phân tử NaCl → Có chứa 6.10^23 phân tử NaCl

[Chi Tiết] Các công thức tính số mol

Số Mol thường được tính thông qua các công thức sau:

Công thức tính khối lượng

m = n.M

Trong đó:

  • m: khối lượng của chất (g)
  • n: số mol của chất (mol)
  • M: Khối lượng mol

Ví dụ: Một thanh đồng có khối lượng 6,4 gam. Tính số mol của thanh đồng đó.

Hướng dẫn: Ta có khối lượng của thanh đồng là 6,4g.

Do đó, số mol của thanh đồng là: n = m/M = 6.4/64 = 0.1 mol

>>> Xem thêm: [Chi tiết] Khối lượng riêng là gì? Công thức tính khối lượng riêng

Công thức tính số mol dựa vào thể tích khí đo ở P, V, T

P.V = nRT

Trong đó: 

  • P: Áp suất (atm)
  • V: Thể tích khí (lit)
  • n: Số mol của chất khí (mol)
  • T: Nhiệt độ K (T = t°C + 273)
  • R= 0.082

Ví dụ: Một bình chứa khí oxi dung tích 10 lít ở áp suất 250kPa và nhiệt độ 27°C. Khối lượng khí oxi trong bình là bao nhiêu?

Hướng dẫn:

V = 10 lit

P= 250 kPa = 2.476 atm

T = 273 + 27 = 300 °K

Ta có PV = nRT, suy ra số mol của khí Oxi trong bình: n = PV/RT = (10. 2,476)/0.082.300 = 1.003 mol

→ Khối lượng của khí Oxi trong bình là: m = n.M(O2) = 1,003.32 = 32.1g

Công thức tính thế tích khí ở đktc

V = n.22,4

Trong đó:

  • V: Thể tích khí cần tính (l)
  • n: số mol của khí (mol)

Công thức tính số mol dựa vào nồng độ mol dung dịch

CΜ = n/Vdd

Trong đó:

  • CM: Nồng độ mol của dung dịch (M)
  • n: Số mol của chất tan trong dung dịch (mol)
  • Vdd: Thể tích của dung dịch (lit)

Ví dụ: Tính khối lượng chất tan có trong 600ml dung dịch CuSO4 có nồng độ mol là 1,5 mol/lít.

Hướng dẫn

Ta có V = 600 ml = 0,6 lít

Áp dụng công thức Cm=n/V → nCuSO4 =V.Cm=0,6.1,5=0,9 (mol)

→ Khối lượng CuSO4 : m CuSO4 = 0,9. 160=144 (gam)

Bài tập về các công thức tính số mol
Bài tập về các công thức tính số mol

Bài tập về công thức tính số mol

Bài 1:

a) Hãy giải thích vì sao 1 mol các chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí tuy có số phân tử như nhau nhưng lại có thể tích không bằng nhau?

b) Hãy giải thích vì sao trong cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất, 1 mol khí hidro và 1 mol khí cacbonic có thể tích bằng nhau. Nếu ở đktc thì chúng có thể tích là bao nhiêu?

Bài 2: 

a) Trong 40 g natri hidroxit NaOH có bao nhiêu phân tử?

b) Tính khối lượng của 12.1023 nguyên tử nhôm.

c) Trong 28 g sắt có bao nhiêu nguyên tử sắt?

Bài 3:

a) Trong 8,4 g sắt có bao nhiêu mol sắt?

b) Tính thể tích của 8 g khí oxi.

c) Tính khối lượng của 67,2 lít khí nitơ.

Bài 4:

Một hỗn hợp khí X gồm 0,25 mol khí SO2; 0,15 mol khí CO2; 0,65 mol khí N2và 0,45 mol khí H2.

a) Tính thể tích của hỗn hợp khí X (đktc).

b) Tính khối lượng của hỗn hợp khí X.

Bài 5:

a) 2,5 mol H có bao nhiêu nguyên tử H?

b) 9.1023 nguyên tử canxi là bao nhiêu gam ganxi?

c) 0,3 mol nước chứa bao nhiêu phân tử nước?

d) 4,5.1023 phân tử H2O là bao nhiêu mol H2O?

Bài 6:

Trong 24 g magie oxit có bao nhiêu mol, bao nhiêu phân tử MgO? Phải lấy bao nhiêu gam axit clohidric để có số phân tử HCl nhiều gấp 2 lần số phân tử MgO?

Bài 7:

Trong 8 g lưu huỳnh có bao nhiêu mol, bao nhiêu nguyên tử S? Phải lấy bao nhiêu gam kim loại natri để có số nguyên tử natri nhiều gấp 2 lần số nguyên tử S?

Bài 8

Tính số hạt vi mô (nguyên tử hoặc phân tử) của: 0,25 mol O2; 27 g H2O; 28 g N; 0,5 mol C; 50 g CaCO3; 5,85 g NaCl.

TÓM LẠI LÀ:

Gia sư hóa lớp 8 của Thành Tâm hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ lần lượt giải đáp được thắc mắc: Mol là gì? Các công thức tính số mol dựa vào các đại lượng hóa học liên quan (m, V, CM…). Đến đây sẽ có nhiều bạn hỏi: Vậy có cách nào để nhớ và thực hiện tính số mol chính xác không? Câu trả lời là KHÔNG. Kinh nghiệm nhận biết và tính toán làm bài của mỗi bạn là khác nhau. Do vậy, các bạn phải làm bài tập thật nhiều thì sẽ rút ra được kinh nghiệm của riêng mình.

Xem thêm bài viết hữu ích này để học tốt hóa lớp 8 nhé các bạn!

>>> Hóa 8 có khó không? [Tip] 5+ Cách Học Tốt Hóa 8 Nhanh Nhất

Chúc các bạn học tốt!

Mọi chi tiết và thắc mắc vui lòng liên hệ về số hotline 0374771705 hoặc fanpage để được tư vấn và hướng dẫn.

TRUNG TÂM GIA SƯ THÀNH TÂM – NƠI CUNG CẤP GIA SƯ CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU TẠI HCM

Văn phòng đại diện: 35/52 Đường 44, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức

HOTLINE: 0374771705 (Cô Tâm)

Nhấn vào đây để đánh giá bài này !
[Toàn bộ: 1 Trung bình: 5]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *