[9+] Bí kíp “thần thánh” rèn luyện tính cẩn thận khi làm bài Toán

Nhiều PHHS gọi điện về cho Thành Tâm chia sẻ rằng: ” Bé nhà chị không phải là không học được Toán. Bé được giáo viên đánh giá là học được, tuy nhiên bé lại có tính cẩu thả, không tỉ mỉ trong việc làm bài, dẫn tới bị điểm thấp.” Có lẽ đây là tình trạng chung của các bé, đặc biệt là giai đoạn cấp 1 và đầu cấp 2.

Vậy đâu là bí kíp “thần thánh” để dạy bé rèn luyện tính cẩn thận khi làm bài Toán? Hãy cùng đọc và theo dõi qua bài viết sau đây của gia sư Thành Tâm!

8 Bí Kíp "Thần Thánh" Rèn luyện tính cẩn thận khi làm bài Toán
8 Bí Kíp “Thần Thánh” Rèn luyện tính cẩn thận khi làm bài Toán

Tính cẩu thả là gì? Con bị cẩu thả khi học toán là do đâu?

Tính cẩu thả là một thói quen “xấu” trong học tập cũng như rèn luyện. Làm cái gì cũng làm cho nhanh mà không biết chắc chắn là đúng hay không. Suy nghĩ đơn giản không đến nơi đến chốn dẫn đến làm tập bị hài hợt, ảnh hưởng đến quá trình học tập.

Con trẻ bị tính cẩu thả khi học toán là do đâu? Câu trả lời đó là:

  • Chủ quan cho rằng dạng toán này đã làm đi làm lại nhiều lần, cho rằng nó dễ nên không chú tâm khi làm. Cứ nghĩ rằng nó dễ và bản thân đã làm rồi nên chủ quan.
  • Thói quen làm bài theo kiểu máy móc, không có sự tư duy biến đổi trong các dạng bài toán tương tự hoặc nâng cao hơn.
  • Bên cạnh đó, các bạn không nắm chắc về kiến thức lý thuyết, dễ dàng bỏ qua những điều mình không biết. Điều này sẽ gây ra những trở ngại nhất định trong quá trình làm bài.
  • ….

Chỉ bấy nhiêu thôi chúng ta cũng sẽ thấy được tác hại của tính cẩu thả là rất lớn. Nếu con trẻ không khắc phục sớm thì sẽ ảnh hưởng đến kết quả của các kì thi sau này. Vì thế, quý PHHS phải tìm hiểu và tìm cách dạy con trẻ tạo tính cẩn thận trong quá trình học toán.

Tính cẩu thả là gì? Biểu hiện
Tính cẩu thả là gì? Biểu hiện

[8+] Bí kíp ” thần thánh” Rèn luyện tính cẩn thận khi làm bài Toán

Sau khi đã tham khảo và tìm hiểu được những nguyên nhân làm cho con trẻ cẩu thả trong việc làm toán, tiếp theo quý PHHS sẽ tìm kiếm các phương pháp để hướng dẫn con sửa chữa những khuyết điểm mà bé đang gặp phải.

Gia sư Thành Tâm xin gửi đến quý PHHS và các bạn học sinh 8 cách để cải thiện tính cẩu thả khi học toán như sau:

Kiểm tra lại sau khi làm bài xong

Không biết làm thì kinh khủng thật đấy, tuy nhiên nó không đáng sợ bằng khi dạng toán đó các bạn biết làm nhưng lại vẫn làm sai.

Khi bắt đầu những buổi học gia sư lớp 5 của chúng tôi, nhiều bạn học viên chia sẻ: “Con cũng không biết con bị sao nữa. Rõ ràng dạng toán đó con đã làm rồi nhưng khi kiểm tra xong con tham khảo với đáp án của bạn bè thì con lại bị sai.”

Kết quả bị sai là có nhiều nguyên: biến đổi các phép tính bị sai sót, bấm máy tính bị nhầm, nhớ nhầm công thức,… Do vậy, khi làm bài xong hãy tranh thủ ngồi kiểm tra lại bài mình đã làm. Hãy lưu ý một điều rằng: Đừng bao giờ chủ quan, dù là cái đơn giản nhất vẫn phải kiểm tra lại!

Phương pháp rèn luyện tính cẩn thận cho bé
Phương pháp rèn luyện tính cẩn thận cho bé

Ghi chú lưu ý của thầy cô khi hướng dẫn làm bài

Thật ra không phải ngẫu nhiên mà Thành Tâm bàn luận đến vấn đề này. Sự mất tập trung hay nói chuyện trong giờ học sẽ làm cho các bé không “quan tâm” đến những lưu ý, sai phạm khi gặp phải khi làm toán.

Có nhiều trường hợp, các bạn còn cho rằng mình điều này mình đã nhớ không cần thiết phải ghi lại. Tuy nhiên sự thật đâu như là mơ, khi làm bài tập về nhà hay kiểm tra thì lại quên, tạo ra những lỗi sai không đáng, mơ hồ về kiến thức.

Theo thông tin từ đội ngũ gia sư toán lớp 12 của chúng tôi, vấn đề này vẫn rất thường xuyên gặp phải với học sinh cuối cấp, trong khi các kì thi quan trọng đã cận kề.

Đừng quá vội mừng khi làm bài nhanh

Có điều rất kỳ lạ đó là: Những bài toán dễ thì các bạn thường làm nhanh nhưng mà làm sai. Thật ra điều này cũng chẳng có gì vô lý cả, nó nằm ở sự chủ quan của các bạn mà thôi.

Trong cấu trúc đề thi hay bài kiểm tra gì cũng thế, câu toán khó chỉ chiếm phần ít điểm để phân loại học sinh khá giỏi. Vậy tại sao chúng ta không tỉ mỉ cẩn thận, làm chậm mà chắc những câu dễ trước. Làm nhanh chưa chắc đã cao điểm hơn những bạn làm chậm. Vì thế, các bạn cần phải lưu ý điều này.

Giải toán bằng nhiều cách khác nhau
Giải toán bằng nhiều cách khác nhau

Rèn luyện tính cẩn thân khi làm bài toán bằng cách trình bày rõ ràng

Chữ xấu thì có thể rèn, tính cẩu thả thì có thể sửa. Không riêng thì môn toán mà bất cứ môn học nào cũng thế, trình bày rõ ràng sẽ có rất nhiều ưu thế, cụ thể như sau:

  • Sau khi làm bài xong, các bạn kiểm tra lại bài cũng rất nhanh, biết mình sai ở đâu, cần sửa lỗi nào.
  • Giáo viên chấm bài cũng rất thuận mắt, vì thế, đôi khi có những lỗi nhỏ không đáng thì giáo viên có thể cho qua.
  • Rèn luyện được tính cẩn thận và chỉnh chu của bản thân người học. 

Vì thế, quý PHHS phải dành thời gian kiểm tra bài vở của con để giúp con cải thiện được tính cẩu thả của mình.

Giải bài toán bằng nhiều cách – Rèn luyện tính cẩn thận khi làm bài Toán

Một bài toán dù đơn giản hay phức tạp cũng sẽ có ít nhất 2 cách giải khác nhau. Nếu các bạn đang phân vân rằng không biết cách này mình giải đúng hay sai thì có thể kiểm tra bằng cách khác. Đây cũng là một trong những phương pháp rèn luyện tính cẩn thận khi làm toán cho con trẻ. Ngoài ra đây cũng chính là cách để con trẻ rèn luyện kỹ năng học giỏi toán của mình.

Chơi các trò chơi đòi hỏi tính tỉ mỉ

Có lẽ đây là cách đơn giản nhất và phù hợp nhất để dạy cho con trẻ chuẩn bị vào lớp 1 hiệu quả nhất. Vừa học vừa chơi vừa rèn luyện tính cẩn thận, suy nghĩ logic vấn đề ngay từ nhỏ.

Thông qua các trò chơi này, con trẻ sẽ biết được để đạt được mục tiêu cuối cùng thì bản thân mình cần phải vượt qua những gì, nên cẩn thận ở đâu,…

Dạy trẻ các trò chơi rèn tính tỉ mỉ
Dạy trẻ các trò chơi rèn tính tỉ mỉ

Luôn phải có kết luận cho bài toán – Rèn luyện tính cẩn thận khi làm bài Toán

Từ trước đến khi, khi học toán bất kì giáo viên nào cũng thế, thầy cô luôn yêu cầu là khi giải xong bài toán là phải có kết luận bài. Thật ra không phải ngẫu nhiên.

Kết luận bài toán được xem như là bước kiểm tra cuối cùng khi làm bài, đôi khi chúng ta sẽ phát hiện được những sai sót của bài toán đó. Bên cạnh đó, người chấm bài sẽ nhìn vào kết luận để xem bài đó thế nào, có đúng hay chưa.

Nhờ giúp đỡ khi cần

Không ai là thiên tài cả, thay vì giấu cái mà mình không biết thì tại sao không nhờ sự giúp đỡ. Có thể đó là sự giúp đỡ của bạn bè, thầy cô, anh chị hay ba mẹ. Tính cẩn thận khi khi làm bài cũng được quyết định bởi yếu tố này. Nghe thì có vẻ không liên quan nhưng mà liên quan thật đấy.
Ví dụ: Chỉ cần phân vân hay không biết sự khác nhau giữa dấu tương đương <=> hay dấu suy ra => là cũng đưa bài toán ra một đáp án khác rồi.

Gia sư toán Thành Tâm hi vọng qua bài viết này, quý PHHS cũng như con trẻ sẽ biết được cách rèn luyện tính cẩn thận khi làm bài Toán. Tính cẩn thận sẽ là bước đệm, là hành trang quan trọng để đạt được mục tiêu học tập. Chúc các bạn thành công!

Mọi sự thắc mắc vui lòng liên hệ theo số hotline hoặc fanpage của chúng tôi để được giải đáp.

TRUNG TÂM GIA SƯ THÀNH TÂM – NƠI CUNG CẤP GIA SƯ CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU TẠI HCM

Văn phòng đại diện: 35/52 Đường 44, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức

HOTLINE: 0374771705 (Cô Tâm) 

Nhấn vào đây để đánh giá bài này !
[Toàn bộ: 2 Trung bình: 4.5]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *