“CÔNG THỨC TÍNH CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG” trở thành dấu chấm hỏi lớn của phần lớn các bạn học sinh khi bắt đầu chinh phục chương đầu tiên của vật lý lớp 11. Các bạn điều cho rằng: Đây là phần kiến thức khó và tạo khá nhiều sự nhầm lẫn trong quá trình giải bài tập.
Đừng quá lo lắng! Ở bài viết này, gia sư Thành Tâm sẽ lần lượt hướng dẫn cách tính, mẹo ghi nhớ và chuyên đề bài tập cường độ điện trường một cách chi tiết nhất. Để hiểu rõ hơn thì chúng ta hãy cùng đọc và tham khảo nhé!
Cường độ điện trường là gì?
Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường tại điểm đó. Nó được xác định bằng thương số của độ lớn lực điện tác dụng lên một điện tích thử q (dương) đặt tại điểm đó và độ lớn của q.
Vecto cường độ điện trường
Đến đây, các bạn sẽ thắc mắc: Tại sao cường độ điện trường là một đại lượng vecto? Điều này được giải thích là do: Lực F là một đại lượng vecto, điện tích q là đại lượng vô hướng nên cường độ điện trường điện trường E cũng là một đại lượng vecto.
Đặc điểm của vecto cường độ điện trường E có:
- Phương và chiều trùng với phương và chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương.
- Chiều dài (Modun) biểu diễn độ lớn của cường độ điện trường theo một tỉ lệ xích nào đó.
- Cường độ điện trường được biểu diễn bằng một vecto gọi là vecto cường độ điện trường.
Đơn vị đo cường độ điện trường
Đơn vị đo cường độ điện trường là Vôn/mét (V/m)
Công thức tính cường độ điện trường tại một điện tích điểm
Công thức tính cường độ điện trường tại một điện tích điểm Q là:
E = F/q = k.|Q|/(ε.r²)
Nguyên lý chồng chất cường độ điện trường
Giả sử có hai điện tích điểm q1 và q2 gây ra tại điểm M hai vecto cường độ điện trường E1 và E2.
Nguyên lý chồng chất điện trường: Các điện trường E1 và E2 đồng thời tác dụng lực điện lên điện tích q một cách độc lập với nhau. Cường độ điện trường tại một điểm bằng tổng hợp của E1 và E2. Khi đó:
Hường dẫn giải bài tập cường độ điện trường
Sau đây, gia sư dạy lý lớp 11 của Thành Tâm sẽ hướng dẫn các bạn cách làm bài tập về bài cường độ điện trường. Điều này sẽ phần nào giải đáp được những thắc mắc của các bạn về chuyên đề kiến thức này.
Ví dụ:
Xác định vectơ cường độ điện trường tại điểm M trong không khí cách điện tích điểm q = 2.1^-8C một khoảng 3 cm.
Bài tập về công thức tính cường độ điện trường
Câu 1: Đặt một điện tích thử – 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là:
A. 1000 V/m, từ trái sang phải.
B. 1000 V/m, từ phải sang trái.
C. 1V/m, từ trái sang phải.
D. 1 V/m, từ phải sang trái.
Câu 2: Một điện tích -1 μC đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là
A. 9000 V/m, hướng về phía nó.
B. 9000 V/m, hướng ra xa nó.
C. 9.109 V/m, hướng về phía nó.
D. 9.109 V/m, hướng ra xa nó.
Câu 3: Một điểm cách một điện tích một khoảng cố định trong không khí có cường độ điện trường 4000 V/m theo chiều từ trái sang phải. Khi đổ một chất điện môi có hằng số điện môi bằng 2 bao chùm điện tích điểm và điểm đang xét thì cường độ điện trường tại điểm đó có độ lớn và hướng là
A. 8000 V/m, hướng từ trái sang phải.
B. 8000 V/m, hướng từ phải sang trái.
C. 2000 V/m, hướng từ phải sang trái.
D. 2000 V/m hướng từ trái sang phải.
Câu 4: Trong không khí, người ta bố trí 2 điện tích có cùng độ lớn 0,5 μC nhưng trái dấu cách nhau 2 m. Tại trung điểm của 2 điện tích, cường độ điện trường là
A. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương.
B. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm.
C. Bằng 0.
D. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.
Câu 5: Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trường:
A. giảm 2 lần.
B. tăng 2 lần.
C. giảm 4 lần.
D. tăng 4 lần.
Câu 6: (Thi thử chuyên Vinh 2017-2018). Cường độ điện trường của một điện tích điểm tại A bằng 36 V/m, tại B bằng 9 V/m. Hỏi cường độ điện trường tại trung điểm C của AB bằng bao nhiêu, biết hai điểm A, B nằm trên cùng một đường sức?
A. 16 V/m.
B. 25 V/m.
C. 30 V/m.
D. 12 V/m.
Câu 7: Hai điện tích Q1 =10-9C, Q2 = 2.10-9C đặt tại A và B trong không khí. Xác định điểm C mà tại đó véctơ cường độ điện trường bằng không . Cho AB = 20cm.
A. AC = 8,3cm ; BC = 11,7cm.
B. AC = 48,3cm ;BC = 68,3cm
C. AC =11,7cm ; BC = 8,3cm
D. AC = 7,3cm ; BC = 17,3cm.
Câu 8: Hai điện tích điểm q1 = -10^-6 và q2 = 10^-6C đặt tại hai điểm A và B cách nhau 40cm trong chân không. Cường độ điện trường tổng hợp tại điểm N cách A 20cm và cách B 60cm có độ lớn:
A. 105V/m
B. 0,5.105V/m
C. 2.105V/m
D. 2,5.105V/m
Câu 9: Hai điện tích q1 = q2 = 5.10^-9 C, đặt tại hai điểm cách nhau 10 cm trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích bằng:
A. 18000 V/m
B. 36000 V/m
C. 1,800 V/m
D. 0 V/m
Câu 10: Hai điện tích q1 = q2 = 5.10-16C, đặt tại hai đỉnh B và C của một tam giác đều ABC cạnh bằng 8cm trong không khí. Cường độ điện trường tại đỉnh A của tam giác ABC có độ lớn bằng
A. 1,2178.10-3 V/m
B. 0,6089.10-3 V/m
C. 0,3515.10-3 V/m
D. 0,7031.10-3 V/m
KẾT LUẬN:
Gia sư dạy lý lớp 11 của Thành Tâm hi vọng qua bài viết này, các bạn sẽ lần lượt giải đáp được những vấn đề kiến thức liên quan về bài tập và công thức tính cường độ điện trường. Khi các bạn chinh phục được chúng, chắc chắn nó sẽ tạo động lực “tốt” để học những bài tiếp theo. Học tập là cả quá trình cố gắng và phần đấu. Chúc các bạn học tốt!
Mọi chi tiết và thắc mắc vui lòng liên hệ về số hotline 0374771705 hoặc fanpage để được tư vấn và hướng dẫn.
TRUNG TÂM GIA SƯ THÀNH TÂM – NƠI CUNG CẤP GIA SƯ CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU TẠI HCM
Văn phòng đại diện: 35/52 Đường 44, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, HCM
HOTLINE: 0374771705 (Cô Tâm)
>>> Xem thêm:
>>> Nên làm gì khi mất gốc lý 11? Phương pháp học tốt lý 11 là gì?
>>> [A-Z] Từ trường là gì? Cách nhận biết từ trường dễ hiểu nhất!
Gia Sư Đà Nẵng: [Tư Vấn] Tìm Gia Sư Các Môn từ lớp 1-12!
Chi nhánh gia sư Đà Nẵng của Thành Tâm đã hoạt động hơn 6 năm, ...
Th11
[Chuẩn] Cách Học Tốt Môn Lịch Sử Lớp 12 Để Ôn Thi THPT
Môn Lịch Sử là một trong 3 môn xã hội được quy định trong kì ...
Th10
Kinh Nghiệm, Nội Dung Kiến Thức Ôn Thi Vào Lớp 10 Môn Văn 2023
Toán – Văn – Anh là bộ ba môn học mà Bộ GD-ĐT lựa chọn ...
Th10
Chia Đa Thức Cho Đơn Thức Lớp 8: Lý Thuyết & Bài Tập!
Chia đa thức cho đơn thức nằm ở phần chương 1 toán đại số của ...
Th10
[Tóm Tắt A-Z] Chương Trình Toán Lớp 10- Gia Sư Thành Tâm
Chương trình toán lớp 10 gồm những chuyên đề nào? Số lượng bài và tổng ...
Th9
[Đầy Đủ] Phương pháp luyện thi THPT quốc gia tổ hợp môn xã hội
Tổ hợp môn xã hội bao gồm Sử – Địa – GDCD – Văn – ...
Th9
Chương trình Toán lớp 11: Nội dung các chuyên đề Toán lớp 11
Nội dung chương trình Toán lớp 11 gồm những gì? Bao gồm các chuyên đề ...
Th9
[2023] Hợp chất hữu cơ là gì? Tính chất, phân loại hợp chất hữu cơ
Hợp chất hữu cơ là gì? Khái niệm, tính chất và cấu tạo phân tử ...
Th9