Tóm lại là: [Chi tiết] Chuyên đề Định Luật Bảo Toàn Khối Lượng

Định luật bảo toàn khối lượng là “chìa khóa” để các bạn chinh phục được những bài toán hóa khó trong khoảng thời gian ngắn nhất có thể. Thay vì cách đi vòng phải đi qua nhiều bước thì khi áp dụng định luật này các bạn sẽ rút ngắn cách làm, tránh phải sai sót hơn trong tính toán.

Nếu đây là lần đầu tiên các bạn vận dụng định luật này thì chắc chắn sẽ có những thắc mắc và khó khăn nhất định đúng không nào. Đừng quá lo lắng! Toàn bộ lý thuyết và các dạng bài tập về chuyên đề định luật bảo toàn sẽ được gia sư Thành Tâm giải đáp ở bài viết dưới đây. Hãy cùng đọc và tham khảo nhé!

Chuyên đề định luật bảo toàn khối lượng
Chuyên đề định luật bảo toàn khối lượng

Nội dung định luật bảo toàn khối lượng

Nội dung định luật bảo toàn khối lượng được phát biểu cụ thể như sau: Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng các chất tham gia bằng khối lượng các sản phẩm tạo thành.

Điều này cũng có thể hiểu là: Trong phanr ứng hóa học liên kết giữa các nguyên tử bị thay đổi. Số nguyên tử của mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi (số nguyên tử và khối lượng của một nguyên tố được bảo toàn).

Công thức định luật bảo toàn khối lượng

Giải sử phương trình phản ứng hóa học:     A    +     B    →   C    +    D

Khối lượng các chất A, B, C, D lần lượt là: mA, mB, mC và mD. Khi đó, áp dụng định luật bảo toàn khối lượng theo công thức:

mA   +   mB  =  mC  +  mD

Phương pháp bảo toàn khối lượng

  • Lập sơ đồ biến đổi, mối liên hệ giữa các chất tham gia và sản phẩm tạo thành.
  • Phản ứng xảy ra hoàn toàn hay không hoàn toàn điều áp dụng được phương pháp bảo toàn khối lượng điều: ∑m chất tham gia = ∑m sản phẩm
  • Dựa trên dữ kiện của từng bài để áp dụng phương pháp bảo toàn khối lượng.
  • Giải hệ phương trình hoặc phương trình để có kết quả.

Có thể nói rằng đây là phương pháp cho phép giải nhanh được nhiều bài toán khi biết mối quan hệ về khối lượng của các chất trước và sau phản ứng.

Nếu các bạn đang bị mất gốc môn hóa và đang cần giải đáp thắc mắc thì có thể liên hệ tại gia sư dạy hóa lớp 11 của Thành Tâm để được giải đáp.

Phương pháp bảo toàn khối lượng
Phương pháp bảo toàn khối lượng

Hướng dẫn giải bài tập bằng phương pháp bảo toàn khối lượng

Ví dụ 1: Cho 9 (g) nhôm cháy trong không khí thu được 10,2 g nhôm oxit. Tính khối lượng oxi là:

A.1,7 g

B. 1,6 g

C. 1,5 g

D. 1,2 g

Hướng dẫn giải:

4Al+3O2 → 2Al2O3

Theo định luật bảo toàn khối lượng: mAl + mO2 = mAl2O3

9 + mO2 = 10,2

Vậy mO2 = 1,2 g

Ví dụ 2: Cho sắt tác dụng với axit clohidric thu được 3, 9 g muối sắt và 7,2 g khí bay lên. Tổng khối lượng chất phản ứng:

A.11,1 g

B. 12,2 g

C. 11 g

D. 12,22

Hướng dẫn giải:

Fe+2HCl → FeCl2 + H2

Theo phương pháp bảo toàn khối lượng: mFe + mHCl = mFeCl2 + mH2

Vậy tổng khối lượng các chất phản ứng là: 3,9+7,2=11,1g

Tổng hợp bài tập định luật bảo toàn khối lượng

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn một lượng hỗn hợp X gồm một số ancol thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng 10,08 lit khí O2 (đktc) thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 9,90 gam H2O. Nếu đun nóng 10,44g hỗn hợp X như trên với H2SO4 đặc ở nhiệt độ thích hợp để chuyển hết thành ete thì tổng khối lượng ete thu được là:

A. 6,45 gam

B. 6,85 gam

C. 8,88 gam

D. 7,04 gam
Câu 2: Đốt cháy hỗn hợp Mg và Al một thời gian ta thu được 32,4 gam hỗn hợp X , hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 500 ml dung dịch gồm H2SO4 1,2M và HCl 2M, thu được dung dịch Y và 11,2 lít H2( đktc) . Cô cạn Y thu được m gam hỗn hợp muối trung hòa khan . Giá trị của m là:

A.115,9

B. 107,90

C. 112,60 D. 124,30
Câu 3: Cho V lít khí CO2 (đktc) hấp thụ hết vào dung dịch chứa 0,2 mol Ba(OH)2 và 0,1 mol NaOH.Sau khí phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa và dung dịch chứa 21,35 gam muối .Giá trị của V là:

A.7,84

B.8,96

C.6,72

D.8,4
Câu 4: Hòa tan hỗn hợp X gồm Cu và Fe2O3 trong 400 ml dung dịch HCl x (M) thu được dung dịch Y và còn lại 1,0 gam Cu không tan. Nhúng thanh Mg vào dung dịch Y, sau khi phản ứng hoàn toàn nhấc thanh Mg ra thấy khối lượng tăng thêm 4,0 gam so với khối lượng thanh Mg ban đầu và có 1,12 lít khí H2 (đo ở đktc) thoát ra (giả thiết toàn bộ lượng kim loại thoát ra đều bám hết vào thanh Mg). Khối lượng Cu trong X và giá trị của x lần lượt là:

A.4,2 gam và 0,75M

B. 4,2 gam và 1M

C. 3,2 gam và 2M

D. 3,2g gam và 0,75M

Câu 5: Hòa tan hỗn hợp gồm Fe và FexOy cần vừa đủ 0,1 mol H2SO4 đặc thu được 0,56 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch X chỉ chứa muối Fe(III). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là:

A. 8,0 gam

B. 10,0 gam

C. 16,0 gam

D. 20,0 gam

Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào dung dịch HNO3. Sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,36 lít khí NO (là sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc). Khối lượng muối thu được sau phản ứng là:

A.36,3 gam

B. 41,1gam

C. 41,3 gam

D. 42,7 gam

Câu 7: Xà phòng hóa hoàn toàn 100 gam chất béo X cần dùng vừa đủ 100 ml dung dịch NaOH 0,8M, sau phản ứng thu được 100,81 gam xà phòng. Xác định chỉ số axit của chất béo đó.

A.1,4

B. 5,6

C. 11,2

D. 2,8

Câu 8: Cho m gam bột Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp A chứa H2SO4 1M, Fe(NO3)3 0,5M và CuSO4 0,25M. Khuấy đều cho đến khi phản ứng kết thúc thu được 0,75m gam chất rắn. Giá trị của m là:

A.43,2 gam

B. 56 gam

C. 33,6 gam

D. 32 gam

Câu 9: Đem hòa tan hoàn toàn m gam Mg trong dung dịch chứa đồng thời a mol H2SO4 và b mol HCl, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch chứa 2 muối có tổng khối lượng là 4,1667m. Thiết lập biểu thức liên hệ giữa số mol của 2 axit:

A.b = 6a

B. b = 4a

C. b = 8a

D. b = 7a
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm Na, Na2O, NaOH và Na2CO3 trong dung dịch axít H2SO4 40% (vừa đủ) thu được 8,96 lít hỗn hợp khí có tỷ khối đối với H2 bằng 16,75 và dung dịch Y có nồng độ 51,449%. Cô cạn Y thu được 170,4 gam muối. Giá trị của m là:

A.37,2 gam

B. 50,4 gam

C. 23,8 gam

D. 50,6 gam
Câu 11: Hòa tan hoàn toàn 30 gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Zn trong dung dịch HNO3, sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y và hỗn hợp gồm 0,1 mol N2O và 0,1 mol NO. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 127 gam hỗn hợp muối. Vậy số mol HNO3 đã bị khử trong phản ứng trên là:

A.0,40 mol

B. 0,30 mol

C. 0,45 mol

D. 0,35 mol

Câu 12: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 ancol đa chức, mạch hở, có cùng số nhóm -OH thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc) và 12,6 gam H2O. Mặt khác nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 10 gam Na thì sau phản ứng thu được a gam chất rắn. Giá trị của a và m lần lượt là:

A.13,8 gam và 23,4 gam

B. 9,2 gam và 13,8 gam

C. 23,4 gam và 13,8 gam

D. 9,2 gam và 22,6 gam

Gia sư Thành Tâm hi vọng qua bài viết này các bạn học sinh đã hiểu và nắm chắc kiến thức hơn về chuyên đề định luật bảo toàn khối lượng. Học hóa hay học môn nào cũng thế, muốn học giỏi thì bản thân chúng ta cố gắng học tập và tự rút ra kinh nghiệm làm bài tập cho chính bản thân mình.

Chúc các bạn học tốt!

Mọi chi tiết và thắc mắc vui lòng liên hệ về số hotline 0374771705 hoặc fanpage để được tư vấn và hướng dẫn.

TRUNG TÂM GIA SƯ THÀNH TÂM – NƠI CUNG CẤP GIA SƯ CHẤT LƯỢNG HÀNG ĐẦU TẠI HCM

Văn phòng đại diện: 35/52 Đường 44, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, HCM

HOTLINE: 0374771705 (Cô Tâm)

>>>> Xem thêm: ANKAN là gì? Giải đáp “nhanh gọn” 5+ thắc mắc khi học Ankan

Nhấn vào đây để đánh giá bài này !
[Toàn bộ: 1 Trung bình: 5]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *